ADAS là gì? Tìm hiểu tính năng hỗ trợ lái xe ô tô ADAS

ADAS là gì? Tìm hiểu tính năng hỗ trợ lái xe ô tô ADAS. Cuối năm 1970, nhiều công nghệ an toàn đã được áp dụng trên các mẫu xe hơi tại Mỹ, trong đó có hệ thống chống bó cứng phanh điện tử (ABS) – một tính năng nổi bật trong hệ thống hỗ trợ lái xe ADAS. Đến đầu những năm 2000, hệ thống ADAS bắt đầu trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ với các tính năng cảnh báo an toàn như hỗ trợ giữ làn đường, kiểm soát tầm nhìn ban đêm, và cảnh báo lệch làn. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ đã yêu cầu các mẫu xe mới dưới 4.500kg (10.000 pound) phải trang bị camera giám sát phía sau. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển thêm các công nghệ khác nhằm nâng cao độ an toàn cho phương tiện khi lưu thông. Từ đó, các thiết bị hỗ trợ lái an toàn ADAS đã được ứng dụng rộng rãi trên các dòng xe, góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS.

ADAS là gì?

ADAS (Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao) là một hệ thống điện tử giúp người lái điều khiển phương tiện một cách an toàn hơn. Đây là tập hợp các hệ thống an toàn được trang bị trên ô tô, kết hợp giữa tính năng chủ động và thụ động, nhằm giảm thiểu những rủi ro do con người gây ra trong quá trình lái xe.

Các thành phần của hệ thống ADAS đều ứng dụng công nghệ hiện đại để hỗ trợ người lái trong việc vận hành xe, từ đó nâng cao khả năng kiểm soát phương tiện. Hệ thống này sử dụng cảm biến để nhận diện môi trường xung quanh xe, sau đó truyền đạt thông tin đến người lái hoặc thực hiện các hành động cần thiết. Điều này giúp việc điều khiển xe trở nên an toàn và dễ dàng hơn, đồng thời giảm bớt áp lực cho người lái trong những tình huống bất ngờ khi di chuyển.

Nguyên lý hoạt động của ADAS

Nguyên tắc vận hành của ADAS dựa vào thông tin thu thập từ camera đa chức năng kết hợp với công nghệ cảm biến hiện đại. Những thiết bị này được lắp đặt bên ngoài xe, chủ yếu ở phía trước, phía sau và hai bên hông của ô tô để ghi lại hình ảnh của nhiều đối tượng cũng như các biển báo giao thông, người đi bộ, phương tiện khác, đường phố và nhiều đối tượng khác.

Dữ liệu thu thập từ môi trường xung quanh sẽ được hệ thống máy tính phân tích, từ đó ADAS có khả năng nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra cảnh báo, đồng thời can thiệp một cách chủ động khi người lái mất tập trung, góp phần nâng cao an toàn trong quá trình lái xe.

Các tính năng của công nghệ ADAS trên xe ô tô Toyota

Điều khiển hành trình chủ động

Hệ thống điều khiển hành trình chủ động sẽ bao gồm hai tính năng ACC và DRCC.

Adaptive cruise control (ACC) được trang bị trên mẫu xe Toyota Yaris Cross, đây là một tính năng an toàn giúp người lái tự động điều chỉnh tốc độ để duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước. Hệ thống ACC sử dụng camera stereo, hay còn gọi là camera kép, để theo dõi khoảng cách và tốc độ tương đối giữa các xe. Khi phát hiện có xe khác di chuyển gần, hệ thống sẽ tự động giảm tốc độ để tránh va chạm. Nếu xe phía trước đã di chuyển xa hơn, ACC sẽ tự động tăng tốc trở lại mức tốc độ ban đầu đã cài đặt.

Tính năng an toàn hỗ trợ người lái Adaptive cruise control (Nguồn: Sưu tầm)

DRCC là hệ thống điều khiển hành trình chủ động thích ứng với công nghệ cao, sử dụng camera và radar để phát hiện xe đang di chuyển phía trước và hỗ trợ duy trì khoảng cách hợp lý giữa các xe. Khi di chuyển trên đường cao tốc, hệ thống DRCC cho phép người lái giữ tốc độ đã cài đặt mà không cần phải tăng ga. Ngoài ra, DRCC cũng giúp điều chỉnh tốc độ của xe để duy trì khoảng cách nhất định với phương tiện phía trước.

Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động (DRCC) (Nguồn: Sưu tầm)

Đèn chiếu xa tự động (AHB)

Đèn chiếu xa tự động (AHB) được trang bị trên xe nhằm hỗ trợ người lái nâng cao khả năng quan sát vào ban đêm. Cơ chế hoạt động thông minh của AHB cho phép hệ thống tự động chuyển đổi từ chế độ chiếu xa sang chiếu gần khi phát hiện có xe đi ngược chiều hoặc xe phía trước. Khi không còn phương tiện nào trong tầm nhìn, hệ thống sẽ tự động quay lại chế độ chiếu xa để tối ưu hóa tầm nhìn mà không làm chói mắt các phương tiện khác tham gia giao thông.

Hỗ trợ giữ làn đường (LTA)

Khi hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LTA) được kích hoạt, nếu phát hiện xe có nguy cơ di chuyển ra khỏi làn đường hiện tại, LTA sẽ đưa ra cảnh báo cho người lái thông qua âm thanh, đèn sáng hoặc rung vô lăng, đồng thời hỗ trợ tự động điều chỉnh tay lái để giữ xe trong làn. Đặc biệt khi di chuyển trên đường cao tốc, LTA kết hợp với hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (DRCC) giúp duy trì làn đường và khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước, vừa nâng cao sự tiện nghi vừa đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách.

Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LTA) trên xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm).

Cảnh báo lệch làn đường (LDA)

Hệ thống cảnh báo lệch làn đường (LDA) sử dụng camera gắn phía trước xe để nhận diện làn đường khi di chuyển trên các đoạn đường thẳng có rõ ràng mép đường, lề đường và vạch kẻ. Trạng thái hoạt động của hệ thống LDA được hiển thị trên màn hình đa thông tin (MID) của xe. Nếu hệ thống phát hiện xe bắt đầu đi ra khỏi làn đường, LDA sẽ gửi tín hiệu cảnh báo đến người lái qua âm thanh hoặc hình ảnh.

Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ điều chỉnh tay lái để đưa xe trở lại đúng làn đường ban đầu. Khi nhận được cảnh báo này, người lái cần chú ý kiểm tra và điều khiển xe vào đúng làn đường.

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDA) (Nguồn: Sưu tầm).

Cảnh báo tiền chạm PCS

Hệ thống cảnh báo va chạm trước (PCS) sử dụng một camera đơn và radar có bước sóng ngắn được lắp đặt trên cụm lưới tản nhiệt của xe ô tô nhằm mục đích giảm thiểu và ngăn ngừa va chạm. Khi radar và camera phát hiện nguy cơ va chạm với xe phía trước, hệ thống PCS sẽ thông báo cho người lái và kích hoạt phanh hỗ trợ khi người lái thực hiện việc đạp phanh. Nếu người lái không kịp thời đạp phanh, hệ thống sẽ tự động kích hoạt phanh tiền va chạm (PCB) để giảm tốc độ tối đa và tránh xảy ra va chạm.

Hệ thống cảnh báo va chạm trước (PCS) (Nguồn: Sưu tầm)

Cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành (FDA)

Hệ thống cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành (FDA) sử dụng camera stereo ở phía trước để nhận diện khi xe phía trước bắt đầu di chuyển, từ đó phát tín hiệu cảnh báo cho người lái bằng đèn chỉ thị hoặc âm thanh. FDA giúp ích trong trường hợp người lái không chú ý đến việc xe phía trước đang di chuyển khi dừng chờ đèn đỏ hoặc trong tình huống tắc đường.

Kiểm soát vận hành chân ga (PMC)

Hệ thống kiểm soát hoạt động chân ga (PMC) sử dụng camera stereo ở phía trước để phát hiện các vật cản nằm trước xe hoặc khi người lái đạp ga quá mức cần thiết. Hệ thống PMC sẽ phát tín hiệu cảnh báo cho người lái thông qua âm thanh và đèn báo trên bảng điều khiển. Đồng thời, nó cũng tự động giảm công suất của động cơ và kích hoạt phanh khi cần thiết nhằm hạn chế tối đa khả năng va chạm. Bên cạnh đó, PMC còn hỗ trợ trong trường hợp người lái vô tình nhấn chân ga hoặc khi muốn lùi xe nhưng lại vào nhầm số D và đạp nhầm chân ga.

Hỗ trợ điểm mù – Blind spot monitor (BSM)

Hệ thống giám sát điểm mù, hay còn gọi là BSM (Blind Spot Monitor), là một trong những tính năng của hệ thống hỗ trợ người lái ADAS. Hệ thống này có khả năng phát hiện các phương tiện nằm trong vùng điểm mù của tài xế thông qua việc sử dụng camera hoặc radar để quét khu vực xung quanh xe, và sau đó thông báo cho người lái bằng hình ảnh, âm thanh hoặc rung vô lăng. Điều này giúp tài xế dễ dàng nhận biết các phương tiện khác trong điểm mù, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm khi thực hiện các thao tác như rẽ trái, rẽ phải hoặc chuyển làn đường.

Cảnh báo va chạm cắt ngang khi lùi xe (RCTA)

Chức năng RCTA (Cảnh báo giao thông phía sau) sử dụng các cảm biến radar được lắp đặt ở phía sau xe trong hệ thống BSM (Hệ thống hỗ trợ điểm mù). Hệ thống này có khả năng phát hiện các phương tiện đang tiến đến từ bên trái và bên phải, thông qua âm thanh cảnh báo và đèn nhấp nháy trên gương hoặc bảng điều khiển. Điều này giúp người lái kiểm tra những khu vực khó quan sát khi lùi xe, đặc biệt là trong bãi đậu xe.

RCTA nhận diện các phương tiện từ bên trái hoặc bên phải bằng âm thanh cảnh báo và đèn nhấp nháy trên gương hoặc bảng điều khiển (Nguồn: Sưu tầm).

Công nghệ ADAS mang lại sự chính xác, hiện đại và tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, người lái vẫn cần chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân và những người xung quanh bằng cách luôn tập trung khi lái xe, tuân thủ tốc độ và các quy định giao thông.

Hiện tại, tất cả các dòng xe Toyota đều được trang bị các tính năng an toàn tiên tiến, đem lại trải nghiệm lái xe tuyệt vời. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về các mẫu xe Toyota, vui lòng đăng ký lái thử hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

  • Tổng đài tư vấn: 0989248329.
Bài viết liên quan